Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Nhằm nâng cao khả năng sử dụng internet cho cộng đồng. Phòng Văn Hóa và Thông Tin huyện Krông Năng tổ chứ "ngày hội internet", địa điểm tổ chức tại thư viện huyện Krông Năng vào lúc 7h30' ngày 4/4/2014 (tức thứ 6 tuần này).Vậy mời tất cả người dân trong huyện đến tham dự.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ HUYỆN
1) Lịch sử hình thành của Huyện:
Ngày 09/11/1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 212/HĐBT chính thức thành lập huyện Krông Năng thuộc tỉnh Dak Lăk.
Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường Quốc lộ 14, tỉnh lộ 14.
Trung tâm huyện có tuyến đường liên tỉnh ĐắkLắk- Phú Yên (dự kiến nâng cấp thành Quốc lộ 29) và đường tỉnh lộ 3 đi qua (Krông Năng- EaKar); có diện tích tự nhiên 614,79 km2, dân số trung bình 118.335 người (năm 2008), mật độ dân số bình quân khoảng 192người/km2; có 12 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: thị trấn Krông Năng, các xã: EaTam, Tam Giang, EaHồ, Phú Xuân, Đliêya, Phú Lộc, EaTóh, CưKlông, EaDăh, EaPúk, EaTân);
Cơ cấu kinh tế năm 2008 (theo giá so sánh năm 1994): Nông lâm nghiệp 69,19%, công nghiệp- xây dựng 11,29 % và dịch vụ 19,61%.
Có đường địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk.
+ Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo
+ Phía Đông giáp huyện Sông Hinh- tỉnh Phú Yên.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Ea Kar.

2) Điều kiện tự nhiên của Huyện: 
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk.
+ Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.
+ Phía Đông giáp huyện Sông Hinh- tỉnh Phú Yên.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Ea Kar.
Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá tốt cả 2 mùa, hệ thống mạng lưới điện Quốc gia đã đến được hầu hết các xã trên địa bàn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Những điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồm nông lâm nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
Về tài nguyên khoáng sản:
Đá xây dựng- Bao gồm có đá bazan và đá granite; đá bazan đã được khai thác ở khá nhiều điểm, song việc điều tra, quản lý còn nhiều hạn chế, đây là nguồn tài nguyên khá phong phú trên địa bàn.
Đá granite có rất nhiều ở phía Bắc và Đông bắc tuy vậy điều kiện khai thác còn khó khăn về giao thông, nhu cầu hiện tại không lớn nên chưa đầu tư khai thác. Sét làm gạch ngói cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lượng và chất lượng ở một số điểm nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá về giá trị công nghiệp và khả năng khai thác sử dụng.
Ngoài ra, huyện Krông Năng còn có vàng sa khoáng liên quan đến các trầm tích hiện đại ở thượng nguồn các suối lớn, tuy nhiên nhìn chung đây là huyện có tiềm năng khoáng sản không lớn, trên thực tế không phải là thế mạnh trong tương lai của Krông Năng. Riêng đá xây dựng có thể quy hoạch, quản lý khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Về tài nguyên rừng:
So với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk, diện tích đất lâm nghiệp huyện Krông Năng không lớn, đến năm 2008 có 7.364 ha, trong đó chủ yếu là rừng đặc dụng 100 ha, rừng phòng hộ 5.940,3 ha, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ ít. Diện tích trồng cây lâu năm là 30.905,5 ha chủ yếu là cây cà phê, cao su, điều; trong đó cà phê là 25.662 ha, diện tích cao su là 3.155 ha, hồ tiêu là 286,8 ha.
Về tài nguyên du lịch:
Huyện Krông Năng có nhiều phong cảnh đẹp, hồ đập, nhiều loại động thực vật, cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn là một ưu thế to lớn để phát triển du lịch sinh thái.
Khu du lịch Thác Thuỷ Tiên- xã EaPúk, huyện Krông Năng đẹp và độc đáo:
Dòng thác trải dài, vừa khúc khuỷu, ẩn hiện. Có những bãi đá, nước cạn có thể tắm mà không nguy hiểm, lại có những đoạn vách đá dựng đứng cheo leo, cạnh đó là rừng nguyên sinh còn nguyên nét hoang sơ, hùng vĩ là nơi có thể làm cho du khách vừa ngạc nhiên vừa thích thú.
Khu rừng Trấp K’sơ (xã Ea Hồ):
Sẽ là nơi mà du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp và lạ của cây Thuỷ Tùng một loài thực vật vào loài quý hiếm trên thế giới.
+ Khu du lịch Đông Hồ- thị trấn Krông Năng, với mặt nước rộng đến 10 ha, vốn là một công trình thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho 250 ha đất nông nghiệp, nhưng với vị thế đẹp ngay tại trung tâm thị trấn, ba mặt hồ tiếp giáp với rừng cao su xanh tốt như là một “lá phổ xanh” của thị trấn Krông Năng có thể làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hàng ngày cho nhân dân quanh vùng sau những giờ làm việc bằng những hình thức trò chơi, dạo mát quanh hồ hoặc câu cá, du thuyền.
+ Diễn tấu Cồng chiêng, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Êđê buôn Wiâo, thị trấn Krông Năng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Krông Năng có 223 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, 72 bộ cồng chiêng quý có thời gian từ 100 năm trở lên, 90 bộ cồng chiêng đầy đủ cả bộ, 20 bến nước và chủ bến nước, 17 nghệ nhân biết tạc tượng, 66 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm.
+ Mặt khác, với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, mở ra khả năng khai thác lợi thế này để phát triển du lịch, dự án Chợ Tình (chợ văn hoá Việt Bắc) ở xã Ea Tam với nét đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc ít người phía Bắc sẽ tô thêm nét phong phú về văn hoá các dân tộc trên địa bàn.
Về mạng lưới giao thông:
Hệ thống mạng lưới đường bộ của huyện phân bố khá đều và hợp lý, tạo được sự liên kết giữa trung tâm huyện với các xã.
- Tuyến đường tỉnh:
Hai tuyến tỉnh lộ 14 (Krông Năng – Buôn Hồ) dài 28 km và tỉnh lộ 3 (Krông Năng – Ea Kar) dài 26 km là tuyến giao lưu kinh tế của huyện nối với các huyện Krông Búk và Ea Kar và hòa vào mạng lưới giao thông quốc lộ 14 và 26 đến các tỉnh trong nước.
- Tuyến quốc lộ 29 (đường liên tỉnh ĐắkLắk- Phú Yên) đi qua trung tâm huyện, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thông hàng hoá giữa tỉnh Phú Yên, ĐắkLắk nói riêng và toàn vùng nói chung.
- Tuyến đường huyện: có 2 tuyến đường huyện dài 44 km, trong đó có 22 km láng nhựa, 15km cấp phối và 7 km đường đất. - Đường xã: Có 176,8 km đường liên xã, trong đó láng nhựa 32 km, cấp phối 22km và 122,8 km đường đất; 410,5 km đường liên thôn và 99,4 km đường chuyên dùng đã nối liền từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, những năm gần đây được sự đầu tư của tỉnh từng bước nhựa hoá các trục đường giao thông chủ yếu, nên giao thông của huyện có bước phát triển tốt (hiện có 10/12 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm).
Các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ có nền đường phổ biến là 6-8m, mặt đường 4-5m, chất lượng nền và mặt đường không đồng đều trên toàn tuyến nên tình trạng xuống cấp nhanh tạo nên những đoạn đường xấu khó đi lại trong mùa mưa.  

3) Địa giới hành chính của Huyện:  
Huyện Krông Năng có đường địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk.
+ Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo
+ Phía Đông giáp huyện Sông Hinh- tỉnh Phú Yên.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Ea Kar.

4) Danh lam, thắng cảnh của Huyện:  

Về tài nguyên du lịch 
Huyện Krông Năng có nhiều phong cảnh đẹp, hồ đập, nhiều loại động, thực vật, cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn, là một ưu thế to lớn để phát triển du lịch sinh thái.
Khu du lịch Thác Thuỷ Tiên- xã EaPúk, huyện Krông Năng:  Đẹp và độc đáo, dòng thác trải dài, vừa khúc khuỷu, ẩn hiện. Có những bãi đá, nước cạn có thể tắm mà không nguy hiểm, lại có những đoạn vách đá dựng đứng cheo leo, cạnh đó là rừng nguyên sinh còn nguyên nét hoang sơ, hùng vĩ, là nơi có thể làm cho du khách vừa ngạc nhiên, vừa thích thú.http://krongnang.daklak.gov.vn/index.php/gioi-thieuchung.html

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013


Tìm :

  1.Truyền thuyết" về nhà dài truyền thống của người Ê-đê   


  2. Phong tục trao vòng cầu hôn của người Ê Đê

         Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn


   3.  Lễ cúng bến nước của người Êđê

                  Anh Tuấn


  4. Tây Nguyên bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

 

           Quang Huy (TTXVN)


    5.Lễ hội đâm trâu mừng năm mới

Tin, ảnh: Long Vũ


1
 

2
 

3
 

4
 

5

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI THI VĂN NGHỆ CUM 3 - CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
      Vừa qua hòa chung trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích hướng tới chào mừng kỉ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 * 20-11-2013) của toàn ngành Giáo dục, kỉ niệm 45 năm Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh và sinh viên ngành giáo dục (15/10/1968 – 15/10/2013). Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Đăk Lăk. Ngành Giáo dục huyện Krông Năng đã vinh dự được đăng cai tổ chức Hội thi văn nghệ ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2013 Cụm số 3.
     
   Tham gia hội thi có sự tham gia của gần 300 diễn viên là cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác trong ngành Giáo dục thuộc 3 huyện: Krông Buk, Krông Năng và Ea H’leo. Hội thi đã được tổ chức khai mạc long trọng tại Trung tâm văn hóa huyện Krông Năng vào ngày 08-11-2013.
Về dự với Hội thi văn nghệ có các đại biểu từ các cơ quan:
      Bà: Nông Thị Thu - Ủy viên thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy
      Bà: Nguyễn Thị Đông – Phó chủ tịch UBND huyện;
      Ông: Võ Tá Kiểu – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các đồng chí lãnh đạo các cơ quan ban ngành trong huyện, Lãnh đạo phòng Giáo dục Krông Buk, Ea H'leo.
       
     Các đơn vị đã trình diễn một chương trình văn nghệ đặc sắc, hoành tráng với gần 60 tiết mục thuộc nhiều thể loại ca, múa, nhạc. Các tiết mục có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm đối với nhà trường, thầy cô giáo,…
       
      Nhiều tiết mục được tập luyện, dàn dựng công phu, phối cảnh, sân khấu hóa, thể hiện sinh động hấp dẫn. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý giáo dục, thầy cô giáo ở các địa phương của ba huyện gặp gỡ, giao lưu, học tập thể hiện tình cảm của mình trong từng lời ca, điệu múa.
        Hội thi đã kết thúc thành công tốt đẹp. Đơn vị Phòng GD&ĐT huyện Krông Năng đạt giải Nhất toàn đoàn. Ngoài ra còn có 02 đơn vị đạt giải Ba và nhiều giải Khuyến khích khác.
                                                Tin bài và ảnh: Hồng Minh (CNTT-GDTX)
HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI THI VĂN NGHỆ CUM 3 - CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

      Vừa qua hòa chung trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích hướng tới chào mừng kỉ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 * 20-11-2013) của toàn ngành Giáo dục, kỉ niệm 45 năm Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh và sinh viên ngành giáo dục (15/10/1968 – 15/10/2013). 
Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Đăk Lăk. Ngành Giáo dục huyện Krông Năng đã vinh dự được đăng cai tổ chức Hội thi văn nghệ ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2013 Cụm số 3.
     
   Tham gia hội thi có sự tham gia của gần 300 diễn viên là cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác trong ngành Giáo dục thuộc 3 huyện: Krông Buk, Krông Năng và Ea H’leo. Hội thi đã được tổ chức khai mạc long trọng tại Trung tâm văn hóa huyện Krông Năng vào ngày 08-11-2013.
Về dự với Hội thi văn nghệ có các đại biểu từ các cơ quan:
      Bà: Nông Thị Thu - Ủy viên thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy
      Bà: Nguyễn Thị Đông – Phó chủ tịch UBND huyện;
      Ông: Võ Tá Kiểu – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các đồng chí lãnh đạo các cơ quan ban ngành trong huyện, Lãnh đạo phòng Giáo dục Krông Buk, Ea H'leo.
       
     Các đơn vị đã trình diễn một chương trình văn nghệ đặc sắc, hoành tráng với gần 60 tiết mục thuộc nhiều thể loại ca, múa, nhạc. Các tiết mục có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm đối với nhà trường, thầy cô giáo,…
       
      Nhiều tiết mục được tập luyện, dàn dựng công phu, phối cảnh, sân khấu hóa, thể hiện sinh động hấp dẫn. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý giáo dục, thầy cô giáo ở các địa phương của ba huyện gặp gỡ, giao lưu, học tập thể hiện tình cảm của mình trong từng lời ca, điệu múa.
        Hội thi đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày 09/11/1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 212/HĐBT chính thức thành lập huyện Krông Năng thuộc tỉnh Dak Lăk.
Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường Quốc lộ 14,

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

so 103

Thứ hai, 25/11/2013 09:11 GMT+7

Số 103 bằng nến lung linh bên mộ Đại tướng

Hơn 100 bạn trẻ Quảng Bình đã cùng thắp lên con số 103 bằng nến tại Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

SDI0361-7476-1385308324.jpg
Lễ tri ân nhân dịp 49 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra vào tối 23/11, tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đây là lễ thắp nến tưởng niệm đầu tiên được tổ chức ở nơi an nghỉ của Đại tướng.